Rau diếp, củ cải xanh, rau bina, khoai tây, chuối… là các loại rau quả giàu hàm lượng kali, ít natri. Do khi người bệnh bổ sung nhiều kali vào cơ thể sẽ làm thận tăng đào thải natri vào nước tiểu, gây nên tình trạng tụt huyết áp.
Bệnh huyết áp thấp là bệnh lý khá phổ biến, những thói quen trong sinh hoạt và ăn uống có thể làm ảnh hưởng lớn tới tình trạng cũng như khả năng hồi phục bệnh.
Chế độ sinh hoạt và ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh huyết áp thấp. Nếu người bệnh có thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học, không áp dụng các biện pháp phòng tránh, kiêng khem cẩn thận thì bệnh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1. Những thói quen không tốt đối với người bệnh huyết áp thấp
Nhiều thói quen sinh hoạt xấu có thể đẩy người bệnh vào tình trạng nghiêm trọng hơn.
Ít uống nước: Uống không đủ lượng nước sẽ làm cho lưu lượng tuần hoàn máu trong cơ thể giảm xuống, khiến huyết áp hạ thấp hơn.
Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ phòng tránh được nhiều bệnh
Thức quá khuya: Vào ban ngày, hệ thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người, gồm cả quá trình điều hòa huyết áp. Vì vậy, vào ban đêm, hệ thần kinh cần thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu bạn thức quá khuya hệ thần kinh phải hoạt động quá mức giới hạn, vượt quá khả năng chịu đựng, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình điều hòa huyết áp.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu người bệnh ăn uống không khoa học, không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể sẽ làm giảm khả năng tạo máu nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể.
Tư thế thay đổi đột ngột: Khi đang nằm hoặc ngồi sau đó đứng lên nhanh chóng làm người bệnh huyết áp thấp thấy đầu óc choáng váng, chóng mặt, đứng không vững.
2. Thực phẩm cấm kỵ cho người huyết áp thấp
Trong bữa ăn hàng ngày, người huyết áp thấp nên tránh những loại thực phẩm sau:
Đồ uống có cồn: Sử dụng rượu, bia mặc dù làm tăng huyết áp trong một thời gian ngắn bằng cách kích thích nhịp tim nhưng ngay sau đó, huyết áp sẽ giảm nhiều hơn do gây mất nước trong cơ thể và giãn mạch.
Cà chua: Trong cà chua có chứa chất làm giảm huyết áp lycopene. Vì thế người huyết áp thấp không nên ăn thường xuyên, nhất là cà chua sống còn xanh.
Củ cải đường:
Đây là loại củ giúp làm giảm huyết áp nhanh chóng, chính vị vậy điều này sẽ không hề tốt cho người có tiền sử bị huyết áp thấp.
Các loại rau quả:
Rau diếp, củ cải xanh, rau bina, khoai tây, chuối… là các loại rau quả giàu hàm lượng kali, ít natri. Do khi người bệnh bổ sung nhiều kali vào cơ thể sẽ làm thận tăng đào thải natri vào nước tiểu, gây nên tình trạng tụt huyết áp.
Cà tím, cần tây, hành tây, dưa hấu, tảo bẹ, hạt hướng dương, tỏi… các thực phẩm này đều gây giãn mạch, lợi tiểu và gây hạ huyết áp.
Sữa ong chúa:
Chất insulin có trong sữa ong chúa làm tăng phản ứng hạ đường huyết, có tác dụng làm giãn động mạch và hạ huyết áp rất nhanh, nên người bệnh huyết áp thấp tuyệt đối không nên dùng.
3. Một vài lời khuyên cho người bệnh huyết áp thấp
Thường xuyên tập thể dục thể thao: Tập luyện thể dục thường xuyên không chỉ nâng cao khả năng tự điều hòa huyết áp mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Chế độ ăn uống điều độ, bổ sung các thực phẩm bổ máu như: Thịt nạc, thịt bò, trứng gà, sữa, tim gan động vật, bí đỏ.
Ăn nhiều bữa: Để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
Biện pháp tức thì khi bị huyết áp thấp : Khi chóng mặt, choáng váng, người bệnh có thể uống một cốc trà, cà phê, hay nước gừng để nâng chỉ số huyết áp tạm thời, nhưng không nên dùng quá 2 cốc một ngày.
Bệnh huyết áp thấp sẽ rất nguy hiểm nếu bạn chủ quan và coi thường bệnh. Chỉ cần thay đổi nếp sinh hoạt, chú ý hơn tới chế độ ăn uống là bạn đã đã phần nào tự giúp điều trị bệnh cho bản thân.