Gan là một trong những cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Gan nằm dưới khung sườn bên phải, phía trên dạ dày.
Viêm gan C là một bệnh do virus lan truyền rộng rãi và Tổ chức Y Tế thế giới ước tính có 170 triệu người trên thế giới đang mắc bệnh này.
Virus viêm gan C có 6 kiểu chính, gọi là kiểu gen.
Kiểu gen không ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc bạn sẽ được điều trị như thế nào. Kiểu gen của virus được xác định bằng xét nghiệm máu trước khi bắt đầu điều trị.
Việc xác định kiểu gen là vấn đề quan trọng vì có một số kiểu gen dễ điều trị hơn một số kiểu gen khác. Điều này có nghĩa là việc điều trị sẽ khác nhau tùy theo kiểu gen. Ở Việt Nam kiểu gen 6 chiếm tỷ lệ cao khoảng 20%, chỉ sau kiểu gen 1)
Chức năng của gan, và virus viêm gan C ảnh hưởng đến gan như thế nào?
Gan là một trong những cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Gan nằm dưới khung sườn bên phải, phía trên dạ dày. Gan chịu trách nhiệm:
• Dự trữ vitamin, khoáng chất , sắt và đường cho cơ thể và chuyển hóa thức ăn
• Sản xuất những protein cơ bản và những chất đông máu.
• Kiểm soát nồng độ hormone và các chất hóa học trong máu
• Hóa giải chất độc. Bạn không thể sống nếu không có gan. Nếu gan bị bệnh, chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng, và bạn sẽ thấy sức khỏe thay đổi. Tổn thương gan do virus viêm gan C có thể tiến triển chậm trong nhiều năm, nên việc phát hiện và điều trị rất quan trọng.
Người ta thường bị nhiễm viêm gan C qua:
• Truyền máu bị nhiễm hay những chế phẩm của máu trước năm 1991
• Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm (sử dụng chung dao cạo râu, kéo, bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh, băng vết thương)
Tất cả những tình huống (trong hay ngoài y khoa) có sử dụng hay tái sử dụng những dụng cụ không được vô trùng cẩn thận như những trường hợp sau:
• Dùng chung kim tiêm hay ống chích
• Bị kim tiêm đâm phải (ví dụ như khi y tá tiêm chích thuốc)
• Chữa răng
• Xăm mình, châm cứu xỏ lỗ tai không vô trùng
• Truyền bệnh qua những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, giao hợp lúc có kinh
• Sử dụng những vật dụng vệ sinh cá nhân bị nhiễm
• Truyền từ mẹ sang con (hiếm gặp)
• Ở nhiều người, không biết được đường lây nhiễm
Bạn không bị lây (hay truyền bệnh) khi hắt hơi, ho, hôn, ăn chung chén bát, sử dụng chung nhà vệ sinh hay qua những hành vi giao tiếp thông thường.
Tuy nhiên, bạn cần thực hiện một số biện pháp để phòng lây bệnh cho người khác:
Tránh dùng chung kim tiêm hay những vật dụng tương tự (như xăm mình, tiêm chích thuốc, kim châm cứu…)
Tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu và tránh giao hợp khi hành kinh (sử dụng bao cao su làm giảm nguy cơ)
Làm sạch vết máu (dùng găng cao su và chất khử trùng)
Tránh sử dụng chung những vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo, cắt móng tay) vì chúng có thể dây máu
Phụ nữ nên cẩn thận khi hành kinh và nên vứt bỏ băng vệ sinh vào nơi an toàn
Điều quan trọng là bạn cần suy nghĩ về khả năng lây bệnh cho người khác vì hai lý do:
• Bạn có thể tránh được nguy cơ một khi đã khỏi bệnh
• Bạn có thể tránh được việc truyền bệnh cho người khác
Vấn đề quan trọng là cần hiểu rõ về viêm gan C và chuẩn bị cho điều trị diệt virus
Điều cần lưu ý là tốc độ tiến triển đến bệnh gan KHÔNG phụ thuộc vào kiểu gen hay số lượng virus bạn đang mang. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhận biết được những yếu tố có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn:
• Lớn tuổi tại thời điểm nhiễm bệnh
• Phái nam
• Uống rượu bia
• Đồng nhiễm virus viêm gan B (HBV) hay HIV
• Thừa cân, béo phì
• Tiểu đường
• Hút thuốc.