Trong cuộc nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã tìm kiếm tác nhân kích hoạt và tác nhân phòng ngừa ở 8.676 trẻ em có rủi ro bị tiểu đường loại 1 tăng cao. Họ phát hiện tình trạng tự miễn tiểu đảo ở 376 trẻ em và so sánh chúng với 1.041 trẻ không bị.
Trẻ em nhận mức vitamin D cao trong giai đoạn sơ sinh và thơ ấu ít có rủi ro bị bệnh tiểu đường loại 1, theo hãng tin IANS.
Tiểu đường loại 1 là bệnh tự miễn mạn tính vốn đang gia tăng 3-5% mỗi năm trên toàn thế giới, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào beta sản sinh insulin của chính mình trong tuyến tụy.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Jill Norris và các cộng sự ở Trường Y tế Công cộng Colorado (Mỹ), đã xem xét mối liên hệ giữa mức vitamin D trong máu và tình trạng tự miễn tiểu đảo.
Tình trạng tự miễn tiểu đảo, được phát hiện bởi các kháng thể vốn xuất hiện khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào tiểu đảo trong tuyến tụy có chức năng sản sinh insulin, là một tiền thân của tiểu đường loại 1. Theo các nhà nghiên cứu, vitamin D là một “ứng viên” tác nhân phòng ngừa tiểu đường loại 1 do nó điều hòa hệ miễn dịch và quá trình tự miễn.
“Trong nhiều năm, đã có tranh cãi trong hàng ngũ các nhà khoa học về việc liệu vitamin D có làm giảm rủi ro bị tự miễn tiểu đảo và tiểu đường loại 1 hay không”, ông Norris nói.
Trong cuộc nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã tìm kiếm tác nhân kích hoạt và tác nhân phòng ngừa ở 8.676 trẻ em có rủi ro bị tiểu đường loại 1 tăng cao. Họ phát hiện tình trạng tự miễn tiểu đảo ở 376 trẻ em và so sánh chúng với 1.041 trẻ không bị.
Trong số những trẻ có rủi ro bị tiểu đường loại 1 tăng cao, những trẻ có mức vitamin D thấp hơn vào giai đoạn sơ sinh và thơ ấu đi tiếp đến việc phát triển tình trạng tự miễn tiểu đảo so với những trẻ không phát triển tình trạng tự miễn.
Cuộc nghiên cứu cho thấy mức vitamin D cao vào thời thơ ấu thực sự giúp giảm đáng kể rủi ro bị tự miễn tiểu đảo, đồng nghĩa với giảm thiểu nguy cơ tiểu đường loại 1.