Viêm gan B là một bệnh lý rất dễ dàng lây nhiễm. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan B; siêu vi viêm gan B có trong máu, trong tuyến nước bọt,… Chính vì vậy mà sự lây truyền từ người mang thể virus truyền sang người khỏe mạnh rất dễ dàng.
Trên thế giới có tới hơn 1/3 dân số nhiễm viêm gan B và hàng triệu người trong số họ trở thành viêm gan B mạn tính. Đây là căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh và để lại hậu quả nặng nề nếu không được xử lý kịp thời.
Viêm gan B lây qua những đường nào?
Viêm gan B là một bệnh lý rất dễ dàng lây nhiễm. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan B; siêu vi viêm gan B có trong máu, trong tuyến nước bọt,… Chính vì vậy mà sự lây truyền từ người mang thể virus truyền sang người khỏe mạnh rất dễ dàng.
Siêu vi viêm gan B cũng có thể len lỏi vào cơ thể người khỏe mạnh qua những vùng da bị rách, trầy xước để xâm nhập và đi tìm nạn nhân mới, chúng cư trú trong gan của người khỏe mạnh.
Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con và gây ra các biến chứng nguy hiểm sau này
Đối với trẻ sơ sinh, tỉ lệ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ là rất cao. 95% số trẻ không có biện pháp xử lý khi sau khi sinh sẽ bị lây bệnh từ mẹ và 90% những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ bị xơ gan cổ trướng hoặc nguy hiểm hơn là bị ung thư gan.
Bị viêm gan B có nguy hiểm không?
Hàng năm có hơn hai vạn người chết do các biến chứng của bệnh viêm gan B. Sự thiếu hiểu biết về viêm gan B đang là vấn đề đáng lưu tâm nhất hiện nay. Viêm gan B nguy hiểm bởi vì sự phát triển âm thầm và lặng lẽ của nó.
Người bệnh hầu như không biết mình đang mang trong mình mầm bệnh khi đang trong giai đoạn đầu, phải đến khi bệnh có biến chứng nặng nề mới đi chẩn đoán, xét nghiệm. Lúc này các phương pháp điều trị sẽ gặp khó khăn, người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn.
Khi virus viêm gan B tấn công vào cơ thể, người bệnh sẽ bắt đầu giai đoạn viêm gan B cấp tính. Ở người lớn, các thống kê cho thấy hơn 90% sẽ loại bỏ được virus sau 6 tháng và trở nên miễn nhiễm với căn bệnh này. Bệnh sẽ khỏi mà không để lại di chứng gì. 10% số người còn lại do cơ thể không có miễn dịch chống lại được virus sẽ chuyển sang giai đoạn viêm gan B mạn tính. Đây là giai đoạn nguy hiểm vì nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh rất dễ bị xơ gan hoặc ung thư gan.
Viêm gan siêu vi B cấp tính thường có những biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, kém ăn, ngứa khắp người. Người bị nặng hơn có thể sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, nước tiểu có màu vàng sậm. Nhưng thường thì các biểu hiện này rất nhẹ hoặc không xảy ra khiến người bệnh không quan tâm, thờ ơ với bệnh tình của mình.
Khi chuyển sang giai đoạn viêm gan B mạn tính thì người bệnh hầu như không có triệu chứng và luôn cảm thấy sức khỏe bình thường hoặc đôi khi chán ăn, mệt mỏi. Nếu để bệnh tiếp tục phát triển thì hậu quả nghiêm trọng nhất của người bị viêm gan siêu vi B là xơ gan với các biến chứng như cổ trướng, xuất huyết hoặc ung thư.
Khoảng 10-20% bệnh nhân viêm gan B có thể tiến triển thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus có xác xuất ung thư cao gấp 200 lần người bình thường. Tại Việt Nam có tới 60-70% ca ung thư có nhiễm virus viêm gan B. Người bị ung thư gan có thời gian sống trung bình là 2 năm, nhưng thường từ lúc phát hiện bệnh thì chỉ sống đêm được 3-6 tháng nữa.
Với diễn biến và những biến chứng nặng nề của bệnh viêm gan B, chúng ta đã thấy được phần nào mức độ nguy hiểm của bệnh. Do đó, cung cấp cho bản thân những kiến thức về phòng và tránh bệnh viêm gan B là điều cần thiết đối với mỗi người chúng ta.
3. Cách phòng bệnh viêm gan B
– Tiêm phòng vaccine viêm gan B là cách phòng bệnh đơn giản nhất, chi phí thấp và hiệu quả rất cao. Với những người có người nhà mắc virus viêm gan B, cần phải đi thăm khám và tiêm phòng nếu cần thiết.
– Ngừng uống rượu, bia, không hút thuốc lá
– Hạn chế dùng các loại thuốc có thể độc hại cho gan như những loại thuốc chữa trị bệnh lao, paracetamol….
– Thiết lập chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, đặc biệt đủ chất đạm, rau xanh, vitamin và hạn chế chất béo.
– Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.