Bệnh khô mắt xuất phát từ tổn thương, rối loạn của các lớp bảo vệ mắt.
Khô mắt – một trong các bệnh điển hình của mắt và rất dễ trở nặng trong thời tiết hanh khô. Vậy phòng tránh và điều trị bệnh khô mắt như nào?
Ảnh minh họa.
Về nguyên nhân:
Bệnh khô mắt xuất phát từ tổn thương, rối loạn của các lớp bảo vệ mắt. Các yếu tố gây nên tổn thương rối loạn gồm:
– Sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều…
– Môi trường khói bụi, ô nhiễm.
– Sử dụng các loại thuốc huyết áp, lợi tiểu, thần kinh…
– Tuổi tác.
– Phẫu thuật các bệnh về mắt.
Cách phòng tránh:
Với các nguyên nhân môi trường, thói quen sinh hoạt, làm việc, sử dụng thuốc… người bệnh cần tự chủ động điều tiết trong chế độ sinh hoạt, chữa bệnh.
Với nguyên nhân do các phẫu thuật về mắt, quan trọng nhất là cần lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp để loại trừ nguy cơ bị bệnh khô mắt sau phẫu thuật. Đặc biệt là phẫu thuật các tật khúc xạ, tức là phẫu thuật chữa cận, loạn, viễn thị…
Theo các chuyên gia nhãn khoa, hiện phương pháp smile là phương pháp tiên tiến nhất và đã có mặt tại Việt Nam.
BS Nguyễn Đăng Dũng, Giám đốc BV Mắt quốc tế DND cho biết: “Với kỹ thuật smile đường rạch mổ khoảng 2mm giúp ít bị tổn thương về nội thần kinh, ít bị tổn thương trên giác mạc và dẫn tới tình trạng khô mắt nó có thể là gần như rất ít. Chỉ sau 1 – 2 tuần, mắt có thể trở lại bình thường và tránh được hiện tượng khô mắt”.
Về điều trị:
– Nếu đã mắc bệnh khô mắt, điều quan trọng nhất là người bệnh cấn giữ vệ sinh mắt bằng cách: rửa mặt nhẹ nhàng bằng khăn ấm, nước sạch. Đeo kính bảo vệ khi ra đường..
– Cung cấp độ ẩm thường xuyên cho mắt bằng cách sử dụng các loại nước mắt nhân tạo.
– Nếu tình trạng khô mắt kéo dài có thể gây tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực. Vì vậy cần thường xuyên tới khám bác sĩ chuyên khoa mắt để phát hiện kịp thời các tổn thương.