Chóng mặt là triệu chứng đặc trưng chủ yếu nhất của rối loạn tiền đình. Bệnh nhân có cảm giác cơ thể bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh quay tròn hoặc dịch chuyển. Hoặc chính bản thân bệnh nhân xoay tròn hoặc dịch chuyển với mọi vật xung quanh.
Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình được coi là một trong những trững triệu chứng đáng sợ. Nó luôn tạo ra nhiều lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe, công viêc và cuộc sống hằng ngày.
Chóng mặt
Chóng mặt là triệu chứng đặc trưng chủ yếu nhất của rối loạn tiền đình. Bệnh nhân có cảm giác cơ thể bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh quay tròn hoặc dịch chuyển. Hoặc chính bản thân bệnh nhân xoay tròn hoặc dịch chuyển với mọi vật xung quanh. Trong những trường hợp rõ ràng, cảm giác này rất rõ ràng, theo mặt đứng dọc hoặc mặt ngang.
Ngất
Khi người bệnh xuất hiện cảm giác buồn nôn, chóng mặt kèm theo đổ mồ hôi làm người bệnh mất ý thức kiểm soát gây nguy hiểm cho người bệnh.
Mất thăng bằng
Là biểu hiện dễ gặp của người bệnh khi chứng bệnh này phát tác làm người bệnh đứng không vững. Một số trường hợp không rõ ràng, bệnh nhân cảm giác cơ thể dịch chuyển hoặc lắc lư, cảm giác như bị té từ trên cao xuống, cảm giác bay lên hoặc cảm giác mất thăng bằng.
Buồn nôn
Một số trường hợp bệnh nhân cảm thấy buồn nôn hoặc nôn thốc nôn tháo khi làm những cử động nhẹ nhàng. Bệnh thường kèm theo các rối loạn vận mạnh như da tái xanh, vã mồ hôi hoặc giảm nhịp tim.
Ảnh minh họa
Dễ ngã
Khi bệnh nhân khi đi lại cảm thấy lao đảo, thậm chí bị té ngã xảy ra khi bị chóng mặt và cảm giác sợ té xảy ra ở các lần sau nhiều hơn.
Phòng tránh rối loạn tiền đình như thế nào?
Để phòng chóng rối loạn tiền đình, chúng ta cần:
– Tập thể dục hàng ngày: tập thể dục thể thao là một trong những phương pháp hữu hiệu để tăng cường sức khỏe và phòng bệnh rối loạn tiền đình. Có rất nhiều bài tập dành riêng cho bệnh nhân bị hội chứng tiền đình mà bạn có thể dễ dàng áp dụng.
– Không ngồi lâu trong phòng lạnh, trước tivi, máy tính: Vì khi ngồi lâu một chỗ khiến máu huyết của bạn không được lưu thông dễ dẫn đến mệt mỏi. Cách 1 vài tiếng bạn nên đứng lên và đi lại hoặc tập luyện một vài động tác đơn giản cho vùng cổ gáy, vai..
– Uống nước thường xuyên: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Không nên đợi khát rồi mới uống mà bạn nên uống nước đều đặn, uống từ từ thành nhiều lần và chia thành từng ngụm nhỏ.
– Không nên di chuyển tư thế một cách đột ngột: bạn không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, nên hoạt động nhẹ nhàng và từ từ khi bạn muốn di chuyển hay thay đổi qua một tư thế khác. Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng.
– Tránh xa stress: căng thẳng, stress, lo âu cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị căn bệnh rối loạn tiền đình. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tạo một thói quen sống vui vẻ và tránh xa stress mỗi ngày.