Chất volatile trong tỏi làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, có thể dẫn tới thiếu máu nên bất lợi với người viêm gan. Vì vậy, với người bị viêm gan hoặc các bệnh về gan nên hạn chế ăn tỏi.
Khi mắc bệnh về gan, chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Dưới đây là các loại thực phẩm người bệnh gan không nên ăn.
Gan nhiễm mỡ đã trở thành bệnh gan rất phổ biến ở một số nước. Bệnh có liên quan chặt chẽ với béo phì, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa – một yếu tố nguy cơ chính đối với đau tim và đột quỵ. Theo các bác sỹ chuyên khoa, để “khống chế” tình trạng gan nhiễm mỡ, việc giảm cân là điều cần thiết. Người bị bệnh gan nhiễm mỡ giảm được hơn 5% cân nặng sẽ có tỉ lệ tích tụ mỡ trong gan thấp hơn; người giảm hơn 9% cân nặng có thể đảo ngược được tình trạng bệnh gan của họ.
Magiê và các chất chống ôxy hóa như vitamin C, vitamin E đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan. Các vitamin và khoáng chất này có trong rau xanh, hạt bí ngô, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây họ cam quýt.Ngoài việc giảm cân qua chế độ ăn và tập luyện, chế độ ăn có hàm lượng cao carbonhydrat nguyên chất (thực phẩm có chỉ số đường huyết cao) có liên quan với gan nhiễm mỡ nhiều hơn chế độ ăn có carbonhydrat phức tạp. Các carbonhydrat có chỉ số đường huyết cao bao gồm bánh mì, gạo, đường glucose, mật ong, xôi, bánh bột, bánh xốp nướng, ngô nướng, kê, khoai tây chiên, bánh rán, nho khô, dứa, chuối,… Các carbonhydrat phức tạp có thể bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, mì, gạo lứt, rau, trái cây…
Vì vậy, cách tốt nhất để bạn giảm tình trạng gan nhiễm mỡ là giảm cân, chế độ ăn uống ít chất béo, tránh các loại thực phẩm giàu tinh bột và kiểm soát chặt chẽ bệnh tiểu đường.
Thực phẩm có hại cho gan:
Thức ăn nhanh
Một nghiên cứu từ châu Âu cho thấy rằng ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường (bao gồm cả xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao) có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.
Rượu
Rượu là loại thức uống có cồn và được hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, điều này rất bất lợi cho gan.
Muối
Bạn cần biết rằng ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên bạn cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích…
Chất ngọt nhân tạo
Aspartame , Splenda NutraSweet, Equal… đều là các chất ngọt nhân tạo, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.
Thịt dê
Có tính ngọt, nóng có hàm lượng protein và lipit cao nếu người viêm gan ăn nhiều, sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan không thể hoàn thành nhiệm vụ trao đổi chất cũng như đào thải các chất độc. Bởi vậy người viêm gan tốt nhất nên kiêng không ăn thịt dê.
Gừng
Thành phần chính trong gừng tươi là chất volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole. Các hoạt chất trong gừng và chất safrole có thể gây biến tính tế bào gan ở người viêm gan, làm hoại tử tế bào gan và dẫn tới chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan trở nên xấu đi.
Tỏi
Chất volatile trong tỏi làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, có thể dẫn tới thiếu máu nên bất lợi với người viêm gan. Vì vậy, với người bị viêm gan hoặc các bệnh về gan nên hạn chế ăn tỏi.
Chè đặc
Trong lá chè có khá nhiều hợp chất của tanin, có tác dụng làm giảm nhu động (co bóp) của ruột để gây bí đại tiện, làm tăng tích luỹ chất độc ở gan, không có lợi cho người viêm gan. Vì vậy, người viêm gan không nên uống nước chè đặc.
Hạt tiêu
Là loại gia vị có tính kích thích mạnh, vị cay. Có tác dụng tả khí, trợ hoả rất có hại cho người viêm gan cấp, mạn tính và xơ gan. Người bị viêm gan không nên ăn hạt tiêu.
Tôm
Là loại thực phẩm giàu chất đạm, có tác dụng bổ thận tráng dương, là món ăn bổ dưỡng cho người khoẻ mạnh, bình thường. Tuy vậy, do hàm lượng cholesterol trong tôm cao, người bị viêm gan không nên ăn.
Nhân sâm
Có tác dụng tăng nhiệt làm hao âm mà trong khi đó những người viêm gan lại có biểu hiện của tình trạng âm suy hoả vượng như miệng khô, bí đại tiện, thấp nhiệt, mắt đỏ… nếu dùng sâm sẽ làm âm càng suy, bất lợi, dễ gây xuất huyết trong cơ thể. Vì vậy, không nên dùng nhân sâm.
Măng, hành, hẹ
Là những thực phẩm có nhiều xơ, dai, dạ dày khó tiêu hoá và chuyển hoá ở gan. Ở những người viêm gan, xơ gan tĩnh mạch, đường tiêu hoá ở cuối dạ dày bị giãn nở, nếu ăn nhiều chất xơ và khó tiêu sẽ không có lợi.