Các dấu hiệu thường gặp ở ung thư khoang miệng là vết loét không lành, gây đau và chảy máu…, điều trị bằng thuốc hơn 2 lần mà không khỏi. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những đốm trắng hay mảng hồng trên niêm mạc họng, miệng hoặc mảng sượng cứng dưới niêm mạc. Các mảng này xuất hiện bất thường, kèm theo những cơn đau rát họng bất thường, kéo dài, hạch cổ to. Người bệnh nuốt đau và khó, tăng tiết nước bọt, khàn tiếng kéo dài…
Ung thư khoang miệng là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam. Thói quen hút thuốc lá, uống rượu và thiếu vệ sinh răng miệng là các nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.
Cảnh giác vết loét lâu lành
Ở TP HCM, bệnh chiếm khoảng 3-4% tổng số ca ung thư và đứng hàng thứ 7 trong số 10 loại ung thư hay gặp nhất.
Theo Hiệp hội Nha khoa Quốc tế, bệnh ung thư xoang miệng không ngừng gia tăng trên thế giới; ước tính mỗi năm có khoảng 413.000 ca mắc mới được phát hiện.
Khoang miệng là cửa ngõ tiếp nhận thức ăn, nước uống và thực hiện công đoạn khởi đầu của bộ máy tiêu hóa. Hốc miệng được bao phủ bởi lớp niêm mạc tế bào gai và bao gồm nhiều bộ phận: lưỡi, lợi, sàn miệng, niêm mạc má, vòm khẩu cái, amiđan…
Các dấu hiệu thường gặp ở ung thư khoang miệng là vết loét không lành, gây đau và chảy máu…, điều trị bằng thuốc hơn 2 lần mà không khỏi. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những đốm trắng hay mảng hồng trên niêm mạc họng, miệng hoặc mảng sượng cứng dưới niêm mạc. Các mảng này xuất hiện bất thường, kèm theo những cơn đau rát họng bất thường, kéo dài, hạch cổ to. Người bệnh nuốt đau và khó, tăng tiết nước bọt, khàn tiếng kéo dài…
4 Thói quen xấu
Các nguyên nhân gây ung thư xoang miệng bao gồm:
– Thói quen hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu, xỉa thuốc. Những người vừa hút thuốc vừa uống rượu có nguy cơ ung thư xoang miệng cao gấp 15 lần so với người bình thường. Ở phụ nữ nông thôn, tập tục ăn trầu, xỉa thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư niêm mạc má, môi, lưỡi, vòm khẩu cái.
Hút thuốc
Đã từ lâu, thuốc lá được coi là cội nguồn hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hô hấp và đặc biệt là bệnh ung thư. Nhiều khảo sát về tình trạng hút thuốc lá ở trong nước hay nước ngoài đều khẳng định, thuốc lá chính là nguy cơ gây nên ung thư vùng khoang miệng.
Các Nitrosamines đóng vai trò quan trọng trong việc “gây họa” này: Một người nếu mỗi ngày hút 15 điếu thuốc lá, kéo dài trong 20 năm thì nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao hơn 5 lần so với người không hút thuốc lá. Điều nguy hiểm là những nguy cơ này có thể đe dọa cả những người không hút thuốc lá, phải hít khói thuốc một cách thụ động.
Nhai trầu
Ung thư khoang miệng là từ dùng để chỉ các bệnh lý ác tính của vùng niêm mạc bao phủ khoang miệng, bao gồm môi, 2/3 trước lưỡi mặt trong của má, hàm ếch (nằm phía trên lưỡi), sâu miệng (nằm phía dưới lưỡi) và lợi. Thường gặp hơn cả là ung thư lưỡi, ung thư niêm mạc má và ung thư môi.
Sở dĩ trong những năm trước đây, tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh này khá cao (nghiên cứu năm 2000 cho thấy, cứ 100.000 người thì có 3,5 nữ và 2,7 nam giới mắc bệnh) là bởi vì chúng ta có thói quen ăn trầu, đặc biệt là đối với người dân ở vùng nông thôn.
Nhai trầu được coi là một yếu tố có nguy cơ gây ung thư khoang miệng với các thành phần chính là lá trầu, miếng cau (khô hoặc tươi), vôi và thuốc lá, các nghiên cứu khoa học cho biết, các chiết xuất từ cau Alka loides
(Arecoline Arecaidine) có khả năng gây ung thư. Hàm lượng các chất này ở cau khô cao hơn ở cau tươi. Trong thành phần của vôi cũng có chứa Anilin – một chất có khả năng gây ung thư (hàm lượng Anilin của vôi đỏ nhiều hơn vôi trắng). Các Nitrosaminess trong thuốc lá cũng là các chất gây ung thư.
Uống rượu
Khi uống rượu, nhất là các loại rượu mạnh (nồng độ cồn cao), bạn sẽ bị bỏng niêm mạc miệng. Điều này ai cũng có thể nhận biết ngay trong lúc uống rượu. Nếu để quá trình này kéo dài thì sẽ dẫn đến tổn thương biến đổi niêm mạc miệng.
Các tổn thương này tiến triển đến một mức độ nào đó thì sẽ trở thành ung thư. Nguy cơ này tăng lên rất nhiều ở người vừa nghiện rượu, vừa nghiện thuốc lá.
Ở bẩn
Rõ ràng, từ trước đến nay, việc vệ sinh răng miệng chưa thực sự được tất cả mọi người quan tâm, nhất là những người sống ở vùng nông thôn. Còn những người ở thành phố thì dù có ý thức vệ sinh răng miệng, nhưng thường thì vẫn không biết cách chải răng sao cho đúng. Không chải răng hoặc chải răng không đúng cách sẽ đem đến rất nhiều hệ lụy, ví dụ như viêm quanh răng kéo dài, bị cao răng, răng mẻ, răng sâu… Tình trạng này kéo dài sẽ làm biến đổi cấu trúc niêm mạc miệng dẫn đến dị sản, loạn sản và ung thư.
Để ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ ung thư xoang miệng, nên khám họng miệng và răng mỗi năm một lần. Đối với những người có nguy cơ cao (trên 40 tuổi, có hút thuốc, uống rượu hoặc ăn trầu, xỉa thuốc), nên khám và tầm soát ung thư xoang miệng 6 tháng/lần.