Bác sĩ Hương cho hay, vẹo cột sống thường có những triệu chứng như nghiêng một bên vai, xương sườn nhô lên, bả vai nhô ra, eo nghiêng, đường cong rõ nét hơn khi cúi người về phía trước.
Có 3 dạng cong vẹo cột sống là nghiêng phải (C thường), sang trái (C ngược) hoặc theo hình chữ S.
Những điều cần lưu ý về cong vẹo cột sống
Theo bác sĩ Trần Thị Thu Hương, Trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park TP HCM, trẻ đang đi học dễ bị vẹo cột sống. 70% không tìm được nguyên nhân. 30% do bẩm sinh, tư thế ngồi hoặc một số bệnh thần kinh như thoát vị hạt nhân tiểu não, di chứng sốt bại liệt, bại não ở trẻ… khiến các cơ co thắt, cột sống bị lệch qua một bên.
Có ba dạng vẹo cột sống: Nghiêng bên phải hoặc sang trái (còn gọi vẹo theo hình chữ C thường hoặc C ngược), cong theo hình chữ S.
Trường hợp cột sống cong vẹo hình chữ C sẽ thấy được độ lệch của hai bên vai, vùng ngực, hông và cả tay. Vẹo hình chữ S nếu nhẹ thì không dễ phát hiện bằng mắt thường mà phải chụp X-quang.
Bác sĩ Hương lý giải, cột sống vẹo hình chữ C nguy hiểm hơn vì làm mất cân bằng cơ, vùng vai và hông. Cong vẹo hình chữ S nếu nặng sẽ làm xoay các cột sống, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, cơ co thắt hai bên, cột sống không đều nhau. Tình trạng cong vẹo cột sống thường nặng hơn theo tuổi tác.
Kiểm tra cột sống trẻ để sớm phát hiện tình trạng cong vẹo.
Bác sĩ Hương cho hay, vẹo cột sống thường có những triệu chứng như nghiêng một bên vai, xương sườn nhô lên, bả vai nhô ra, eo nghiêng, đường cong rõ nét hơn khi cúi người về phía trước. Nếu góc cong vẹo cột sống dưới 20 độ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh vận động, tập các bài tập để chỉnh lại cột sống. Góc vẹo từ 20 đến 40 độ, người bệnh phải mang áo nẹp chỉnh hình 24/24 giờ, đồng thời phải tập các bài vận động chỉnh hình cho cột sống thẳng như treo xà, đu xà để làm mạnh các cơ. Góc vẹo trên 40 độ thì phải phẫu thuật nắn chỉnh.
“Không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng đau lưng liên tục, viêm đốt sống, khó thở khi lồng ngực bị nén, tổn thương tim và phổi do dị tật lồng ngực, viêm phổi, mất xương và loãng xương”, bác sĩ Hương cảnh báo.
Bác sĩ Hương khuyên, mọi người cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và can thiệp sớm, giảm ảnh hưởng đến các chức năng sau này. Để phòng bệnh, không nên ngồi lâu một chỗ, ngồi cân đối. Không đeo vật nặng ở một bên người vì nguy cơ cao vẹo cột sống, mà nên mang cân đối giữa hai bên cơ thể. Ăn uống đầy đủ chất đạm, vitamin để tăng cường sức đề kháng, uống sữa bổ sung canxi.