Nếu bạn cảm thấy khớp bị biến dạng và đau khi vận động, sưng tấy, đau dữ dội hoặc nhói buốt, tê gần vùng bị tổn thương… thì bạn đã bị trật khớp.
Ai cũng có thể bị trật khớp khi lao động, chơi thể thao hoặc tai nạn… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sơ cứu khi gặp huống này. Nếu sơ cứu sai, trật khớp có thể nguy hiểm hơn là bạn tưởng.
Trật khớp là một tổn thương trong đó đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường. Những vị trí hay xảy ra trật khớp:
– Khớp xương hàm dưới: xương hàm dưới bị trẹo qua một bên.
– Khớp xương cổ: trẹo chỗ khớp xương trụ cổ và xương đầu.
– Xương sống: cụp, trẹo đốt xương sống.
– Xương vai: trật khớp chỗ hai khớp xương đai vai và xương cánh tay.
– Xương cánh tay: xương hoằng cốt cánh tay và vai bị trật ra.
– Đốt xương ngón tay: trật giữa các đốt xương.
– Xương bàn tọa: trật ở khớp xương đùi và đai hông.
– Đầu gối: xương bánh chè đầu gối bị lật lại hay trật ra.
– Mắt cá: chỗ khớp xương ống chân và bàn chân trẹo ra ngoài.
Nếu bạn cảm thấy khớp bị biến dạng và đau khi vận động, sưng tấy, đau dữ dội hoặc nhói buốt, tê gần vùng bị tổn thương… thì bạn đã bị trật khớp.
Bạn nên làm theo những cách dưới đây để khắc phục trật khớp:
1. Hạn chế di chuyển, cử động
Việc đầu tiên cần làm khi bị trật khớp là không nên di chuyển, cử động để tránh lực tác động lên các khớp đang bị sai. Nhiều người không hiểu điều đó nên ra sức lắc, xoay khớp, nắn bóp hoặc cố cử động nhẹ nhàng nhằm đưa khớp trở lại ví trí ban đầu. Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.
2. Cố định khớp
Nếu chỉ ngồi im, hạn chế di chuyển, cử động vẫn chưa ổn, bạn phải cố định khớp ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Tùy từng vị trí trật khớp để tìm ra vùng cố định nâng đỡ cho phần khớp đang bị tổn thương. Ví dụ, bạn bị trật khớp khuỷu tay, hãy dùng một miếng vải hoặc áo buộc cố định cánh tay vào thân người để cố định phần khớp khuỷu tay đang bị đau.
3. Chườm lạnh
Nhiều người khi bị đau khớp thường chườm nóng, đắp muối hoặc dùng rượu thuốc, mật gấu để xoa bóp nhằm đau. Tuy nhiên, đó là cách làm hoàn toàn sai. Nếu bạn có những triệu chứng của trật khớp, thì bạn chỉ nên chườm lạnh lên vùng khớp đang bị sai để tránh và giảm sưng phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da vùng khớp đang bị sưng, đau hoặc cho đá vào miếng vải để chườm.
4. Đến bệnh viện
Thông thường, trật khớp được chúng ta coi là bệnh không nguy hiểm, nếu nó không quá đau và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn thì hẳn là chẳng ai đến bệnh viện để khám chữa hay điều trị với chứng bệnh này. Nhưng nếu bạn bị trật khớp và cảm thấy không quá đau sau khi đã cố định khớp và chườm lạnh thì bạn cũng nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Phòng bệnh
Để phòng ngừa tình trạng trật khớp gây đau đớn, chúng ta nên:
– Chọn lựa các môn thể thao phù hợp với sức khỏe để tránh tình trạng quá sức. Nếu bạn thích chơi các môn thể thao mạnh, có sự va chạm, nguy hiểm cho xương khớp, bạn nên trang bị bảo vệ cho các khớp xương dễ gặp nạn.
– Khi đã bị trật khớp một lần bạn cần hết sức lưu ý vì khớp rất dễ bị trật lại. Để tránh trật khớp tái diễn, bạn nên chọn những môn thể thao như: đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, và những vận động nhẹ vì nó tốt cho các khớp xương của bạn hơn.