Chứng hăm thường xảy ra ở khu vực mặc tã với các dấu hiệu đặc trưng: vùng da tấy đỏ; da căng khiến trẻ đau rát, khó chịu. Mụn nhọt có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nhiều nhất ở các vùng thường xuyên ma sát như cổ, mặt, đùi, nách và mông. Các nốt to bằng hạt đậu, đỏ tấy và gây đau đớn cho trẻ.
Vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, tắm bột thảo dược… là giải pháp phòng và chữa hăm tã, mụn nhọt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hăm tã, mụn nhọt là hai chứng bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng thường kéo dài dai dẳng, dễ tái phát, khiến không ít mẹ bỉm sữa mệt mỏi tìm cách chăm sóc và điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, chứng hăm tã do làn da mỏng manh của trẻ thiếu lớp mảng bảo vệ, dễ kích ứng khi thường xuyên phải tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh (môi trường ẩm ướt, bụi bẩn, hóa chất…).
Trong khi đó, mụn nhọt thường do vi khuẩn hoặc tụ cầu gây ra. Bên cạnh đó, trẻ rôm sảy nếu không vệ sinh kỹ cũng dẫn tới việc hình thành mụn nhọt, có thể nhiễm trùng gây mủ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.
Chứng hăm thường xảy ra ở khu vực mặc tã với các dấu hiệu đặc trưng: vùng da tấy đỏ; da căng khiến trẻ đau rát, khó chịu. Mụn nhọt có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nhiều nhất ở các vùng thường xuyên ma sát như cổ, mặt, đùi, nách và mông. Các nốt to bằng hạt đậu, đỏ tấy và gây đau đớn cho trẻ.
Tuy là bệnh ngoài da, nhưng hăm tã và mụn nhọt có thể gây biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Tác hại trước mắt là hạn chế khả năng vận động, trẻ đau rát, khó chịu, cáu gắt, không chịu chơi, kém ăn uống. Đặc biệt, hăm tã sẽ chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn nếu không điều trị dứt điểm.
Mụn nhọt có thể gây sốt, mưng mủ, thậm chí là tác nhân gây nhiễm trùng máu, viêm mủ màng phổi, tràn mủ màng tim, viêm màng não mủ ở trẻ. Do đó, các mẹ không nên xem nhẹ khi con mắc hai bệnh này.
Để phòng bệnh, bác sĩ Lộc tư vấn có thể sử dụng bài thuốc dân gian (tắm lá chè xanh, khổ qua, lá khế) hoặc kem bôi thoa lên vùng da mắc bệnh. Tuy nhiên, các loại cây dược liệu có thể chứa tạp chất, bụi bẩn, sâu bọ, thuốc bảo vệ thực vật làm kích ứng, viêm da. Kem bôi tiện dụng song tránh mua loại chứa thành phần gây hại da trẻ.
Bác sĩ Lộc cho biết, trẻ hăm tã hoặc mụn nhọt tắm sạch mỗi ngày sẽ nhanh khỏi, nên dùng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn như tinh chất hoàng liên, tinh dầu mùi…
Ngoài ra, cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát; không chà sát, gãi hoặc nặn mụn; tạm ngưng dùng các sản phẩm chứa hóa chất bảo quản, tẩy rửa, kích ứng.