Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
Đang có nhiều bàn luận trái chiều xung quanh việc nên hay không nên trị đau mắt đỏ bằng rau răm.
Nhiều người đang truyền miệng nhau cách trị đau mắt đỏ bằng rau răm. Ảnh minh họa
Đau mắt đỏ là bệnh thường xuyên gặp ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt…
Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
Nhiều người đang mách nhau cách điều trị đau mắt đỏ bằng lá rau răm để có thể nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, theo bác sĩ Cao Thành Quí – BV Đa khoa trung ương Cần Thơ thì việc này việc không nên.
Theo bác sĩ Quý, các loại thuốc từ nguồn cây con có trong dân gian đã làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Đã có nhiều bệnh nhân bị mù lòa do thiếu hiểu biết trong việc chữa trị bệnh đau mắt đỏ.
Nhiều người sử dụng các cách được truyền miệng như xông hoặc đắp lá rau răm, diếp cá, xương rồng hoặc tự ý pha chế thuốc từ nước muối thịt cóc, nhái để chữa trị đau mắt đỏ. Theo bác sĩ Trần Hải Yến, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM, có thể cách xông các loại lá với mục đích làm giảm bớt triệu chứng phù nề mi mắt. Tuy nhiên không có tác dụng chữa bệnh. Nếu không cẩn thận có thể bị bỏng mi mắt hoặc trầy, bỏng, loét giác mạc ( tròng đen) dẫn đến biến chứng.
Việc điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Không những sử dụng cách chữa bệnh dân gian, nhiều người còn tự ý mua thuốc nhỏ mắt như thuốc chứa corticoid làm lở loét gây nhiễm trùng giác mạc, bệnh kéo dài gây bội nhiễm.