Phụ nữ có thai thường hay bị chuột rút vào tháng thứ 6 của thai kỳ và kéo dài khi bụng ngày càng lớn. Nguyên nhân có thể do: thiếu calcium, phospho, magnesium.
Chuột rút (vọp bẻ) là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Chuột rút có thể xuất hiện mọi lúc ở mọi nơi trong cơ thể, tuy nhiên hay gặp nhất là ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.
Biểu hiện khi bị chuột rút là sờ vào sẽ thấy cơ bị co cứng thành một cục và chân hoặc tay bị đau không thể cử động được trong một khoảng thời gian mấy giây hoặc một vài phút, đôi khi lâu hơn.
Sau đó là triệu chứng ê đau hết hoặc có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày.
Người bị chuột rút có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:
1. Thiếu calcium, magnesium và kalium
Nguyên nhân này thường gặp ở người có thai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành (do trong khẩu phần ăn không đủ chất).
Phụ nữ có thai thường hay bị chuột rút vào tháng thứ 6 của thai kỳ và kéo dài khi bụng ngày càng lớn. Nguyên nhân có thể do: thiếu calcium, phospho, magnesium.
Bên cạnh đó là do các cơ ở dưới chân phải mang sức nặng của phần trên cơ thể khi thai nhi và tử cung lớn dần, cơ và dây chằng tử cung căng giãn, sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép ảnh hưởng lên các mạch máu ở chi dưới.
Việc chuột rút ở phụ nữ có thai hết sức nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Cách khắc phục đơn giản nhất là bổ sung các chất trên trong khẩu phần ăn.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý là bổ sung từng thứ một. Ví dụ, nếu thiếu cả calcium và magnesium thì bổ sung magnesium trước rồi bổ sung calcium sau vì calcium làm giảm sự hấp thụ mangesium.
Ngoài ra, chuột rút còn do ứ đọng axit lactic vì vận động quá mức, thiếu nước hay do dùng thuốc làm cho chuyển hoá bị rối loạn.
2. Sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch
Nguyên nhân này thường xảy ra với những người lớn tuổi.
Cách khắc phục là vừa bổ sung calcium, magnesium, kailum vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn. Thường dùng nhất là vitamin B1, uống, liều cao hay vitamin B6
3. Do hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp
Chuột rút sau khi vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi.
Nguyên nhân có thể do: cơ bắp mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca.
Sự lắng đọng axit lactic trong bắp thịt sau khi vận động nhiều làm rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp nên dù não bộ muốn cơ thư giãn sau khi co nhưng cơ vẫn tiếp tục co gây ra đau.
Theo đó những người ngồi làm việc lâu, ngồi lâu không thay đổi tư thế cũng hay bị chứng chuột rút.
Trường hợp này hay xảy ra với các vận động viên.
Cách phòng chữa chuột rút như sau:
– Trước khi vận động, cần có thời gian làm duỗi cơ 5-10 phút trước lúc khởi động.
– Trang bị vật dụng cần thiết khi vận động như: giày, quần áo thích hợp.
– Uống đủ nước (thiếu nước sẽ gây tích lũy axit lactic).
– Khi bơi lội hay bị chuột rút ở ngón chân (nên khởi động cho ấm, vào nước từ từ bằng vận động chậm).
– Khi bị chuột rút thì ngừng ngay hoạt động, nếu được có thể kéo duỗi cơ từ 15-20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn.
– Sau khi bị chuột rút nên nghỉ luyện tập khoảng 1 giờ để cơ bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục. Xoa dầu, làm nóng vùng chuột rút trong vài phút để làm giãn cơ.
– Và hơn hết, vận động viên cũng cần ăn uống đủ chất, bổ sung đủ calcium, magnesium, vitamin.