Bệnh nhân đái tháo đường luôn tiềm ẩn những biến chứng về khớp, thần kinh, tim mạch… Mùa lạnh càng là điều kiện thuận lợi để cho các biến chứng xuất hiện nhanh chóng và nặng nề hơn. Do đó không nên ở ngoài trời lạnh quá lâu và nên uống nước đủ ấm.
Thời tiết lạnh hay nóng bức đều khiến bệnh nhân đái tháo đường gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu biết cách “đối phó”, thời tiết sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại.
Ứng phó với giá lạnh khi bị đái thóa đường
BS. Tạ Việt Cường (Bệnh viện Nội tiết TW) nhận định: Bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là những người lớn tuổi thường “lười” vận động nhưng lại ăn uống ngon miệng hơn vào mùa lạnh. Điều này tạo điều kiện cho đường huyết tăng cao.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vào mùa lạnh, chỉ số đường huyết thường cao hơn mùa nóng. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, đường huyết cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, bệnh về xương, các vấn đề về da (nhiễm khuẩn, nhiễm nấm)… Vì vậy, vào mùa lạnh, bệnh nhân đái tháo đường cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập để kiểm soát đường huyết.
Bệnh nhân đái tháo đường luôn tiềm ẩn những biến chứng về khớp, thần kinh, tim mạch… Mùa lạnh càng là điều kiện thuận lợi để cho các biến chứng xuất hiện nhanh chóng và nặng nề hơn. Do đó không nên ở ngoài trời lạnh quá lâu và nên uống nước đủ ấm.
Vào mùa lạnh, chân của bệnh nhân đái thao đường rất dễ bị tổn thương. Do đó, khi sưởi ấm chân cần nhờ người khác kiểm tra độ nóng của lò sưởi để tránh hiện tượng khô nứt chân.
Đón chào nắng nóng
Cũng giống như thời tiết lạnh giá, nắng nóng tiềm ẩn vô số nguy cơ “rình rập” bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu chủ động phòng tránh, người bệnh có thể “chung sống hòa bình” với căn bệnh này.
Cũng theo bác sĩ Cường: Nhiệt độ cao khiến cơ thể bệnh nhân có nguy cơ mất nước cao hơn gấp nhiều lần. Nguyên nhân là do khi lượng đường máu tăng cao dẫn tới sự gia tăng bài tiết nước tiểu của cơ thể. Cơ thể thiếu nước khiến người bệnh mệt mỏi, giảm thị lực, choáng váng, chân tay run rẩy… Mất nước kéo dài gây ra nhiều biến chứng trầm trọng như hôn mê, suy thận, sốc giảm thể tích máu… thậm chí dẫn đến tử vong.
Vì vậy điều quan trọng nhất là người bệnh phải bổ sung đầy đủ nước. Đồng thời, với thời tiết nóng bức, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không đủ chất và thiếu điều độ sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết. Để tránh hiện tượng này người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo không bị tụt đường huyết.
Với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong mùa hè, biến chứng về nhiễm khuẩn sẽ luôn luôn đe dọa bệnh nhân tiểu đường. Do đó, người bệnh không thể lơ là việc chăm sóc đôi chân.
Chăm sóc bàn chân mỗi ngày
– Hàng ngày ngâm chân khoảng 5-10 phút.
– Cần quan sát kỹ xem có bất cứ vết cắt, vết loét, mụn nước, vết đỏ nào không.
– Nên cắt móng chân mỗi tuần một lần hoặc khi cần thiết.
– Luôn mang vớ để tránh rộp, phồng da.
– Luôn mang dép hoặc giày để bảo vệ chân khỏi bị thương tích. Không bao giờ đi chân đất. Mang giày phù hợp theo kích cỡ bàn chân. Trước khi mang giày, kiểm tra bên trong giày xem có vật lạ hoặc phần nào sắc bén có thể làm tổn thương bàn chân không.