Những người bị trầm cảm thường có nguy cơ bị đột quỵ gấp đôi. Hãy đi khám bác sĩ khi có các bệnh liên quan đến đột quỵ như: bệnh tim, tiểu đường, mỡ cao trong máu và nhịp tim không đều.
Ngày nay, số lượng người ở tuổi trung niên bị đột qụy tăng nhanh. Cho dù họ may mắn được chữa trị qua hẳn cơn đột quỵ nhưng chắc chắn khả năng làm việc sẽ không được hiệu quả như lúc trướ
1. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là chìa khóa đề phòng ngừa đột quỵ, giúp hạ huyết áp và giảm cân. Hãy cố gắng tập thể dục đều đặn 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút.
2. Chú ý chế độ ăn uống
Các nghiên cứu cho thấy cơ thể béo phì sẽ có nguy cơ đột quỵ lên đến 64%. Hãy tránh các thực phẩm nhiều chất béo, nên ăn nhiều chất xơ, trái cây và rau. Chỉ ăn vừa đủ no và không bỏ qua bữa sáng.
Bên cạnh đó bạn nên ăn nhạt, bởi ăn nhiều muối gây huyết áp cao. Hãy nêm thức ăn của bạn với các loại thảo mộc, gia vị và tiêu đen thay vì muối. Một trong những thực phẩm quen thuộc có chứa rất nhiều muối chính là bánh mì.
3. Kiểm tra huyết áp thường xuyên
Hầu hết việc thay đổi huyết áp đột ngột không biểu hiện triệu chứng rõ rệt vì thế sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không theo dõi và kiểm tra huyết áp của mình thường xuyên.
4. Gặp bác sĩ khi có triệu chứng căng thẳng và trầm cảm
Những người bị trầm cảm thường có nguy cơ bị đột quỵ gấp đôi. Hãy đi khám bác sĩ khi có các bệnh liên quan đến đột quỵ như: bệnh tim, tiểu đường, mỡ cao trong máu và nhịp tim không đều.
Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở phụ nữ trung niên thường cao gấp 2 lần so với đàn ông. Vì thế chị em cần chú ý đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn. Bên cạnh đó, tốt nhất nên đi khám sức khỏe định kỳ để đề phòng và ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn kịp thời.