Cách nhận biết sớm bệnh đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể giống như một thấu kính mà chúng ta nhìn xuyên qua. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước, protein và một số chất hóa học khác. Dần theo tuổi tác, các chất protein này sẽ kết đám và cản trở đường đi của ánh sáng. Khi thủy tinh thể bị đục càng nhiều, bạn càng khó có thể nhìn rõ. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa trên toàn thế giới.

Bệnh đục thủy tinh thể thường âm thầm “tàn phá” thị lực, là nguyên nhân chính gây mù cho bệnh nhân. Vì thế, việc phát hiện và điều trị đục thủy tinh thể kịp thời là điều cấp thiết.

Đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Thủy tinh thể giống như một thấu kính mà chúng ta nhìn xuyên qua. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước, protein và một số chất hóa học khác. Dần theo tuổi tác, các chất protein này sẽ kết đám và cản trở đường đi của ánh sáng. Khi thủy tinh thể bị đục càng nhiều, bạn càng khó có thể nhìn rõ. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa trên toàn thế giới.

Một số triệu chứng nhận biết bệnh đục thủy tinh thể

Thị lực giảm: Bệnh nhân đục thủy tinh thể thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt. Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thể thuỷ tinh.

can som nhan biet benh duc thuy tinh the 1 191559690 Cách nhận biết sớm bệnh đục thủy tinh thể
Ảnh minh họa

Loá mắt: Đục thể thuỷ tinh bắt đầu thường gây loá mắt với ánh sáng, nhìn thấy “hào quang” xung quanh đèn, nhìn mờ hơn nơi râm mát và ban đêm, gây khó chịu cho người bệnh. Sự khó chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thể thuỷ tinh dưới bao sau.

Mắt nhìn gần tốt hơn: Mắt bị đục thể thuỷ tinh ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.

Lác mắt: Trong nhiều trường hợp đây là một trong các lí do khiến bệnh nhân đi khám bệnh, nguyên nhân là do đục thể thuỷ tinh, mắt đó bị nhược thị và lác.

Sức nhìn kém: Trong các vùng sáng bao quanh. Nhìn một vật thành hai hoặc ba.

Các nguyên nhân gây nên bệnh đục thủy tinh thể

Do lão hóa: Thủy tinh được cấu tạo chủ yếu tứ nước và protein. Theo thới gian, thủy tinh thể ngày càng có nhiều lớp và cứng dần. Protein bắt đầu vón cục lại với nhau và một số vùng sẽ bị mờ đục, làm cho đường truyền ánh sáng vào mắt bị cản trở.

Do một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý mắt hoặc phẫu thuật mắt truớc đây có thể gây ra đục thủy tinh thể. Các bệnh lý mãn tính cũng có thể làm cho bạn dễ bị đục thủy tinh thể hơn. Dùng các loại thuốc kháng viêm steroid quá nhiều cũng có khả năng dẫn đến đục thủy tinh thể.

Nguyên nhân do chấn thương: Dạng đục thủy tinh thể này liên quan trực tiếp đến chấn thương mắt. Nó có thể xuát hiện ngay sau khi chấn thương hoặc sau đó vài tháng đến vài năm.

Do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím: Tia cực tím làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể tương tự như sự đông đặc trứng gà vịt khi luộc nước sôi hay chiên, protein trong thủy tinh thể mất dần gây đục.

Do chế độ ăn giàu chất đường galactose: Chế độ dinh dưỡng này có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể, vì lượng đường này khi tích tụ ở mắt sẽ kéo theo nhiều nước làm mất cân bằng nước điện giải của thủy tinh thể, điều này dẫn đến tăng sinh tế bào sợi làm đục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *