Một nữ bệnh nhân từng bị sỏi túi mật 20 năm gây tắc mật, bị tái phát sau ca mổ hở, vừa được áp dụng phương pháp mổ nội soi. Bác sĩ đã dùng một ống nội soi nhỏ mềm, đầu có gắn camera, luồn qua miệng bệnh nhân đi xuống thực quản, dạ dày và phần đầu ruột non, nơi có lỗ của đường mật – tụy chảy xuống.
Bác sĩ dùng ống nội soi gắn camera nhỏ luồn vào miệng bệnh nhân để tiếp cận với lỗ của đường mật – tụy và tiến hành gắp sỏi mật.
Vị trí sỏi hình thành trong túi mật.
Theo bác sĩ Lê Quang Quốc Ánh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, thủ thuật nội soi gắp sỏi mật ngược dòng ERCP giúp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý đường mật mà trước đây phải mổ hở hoặc không thể mổ. Nhờ đó người bệnh không phải trải qua ca phẫu thuật lớn, tiết kiệm chi phí và hồi phục nhanh hơn.
Một nữ bệnh nhân từng bị sỏi túi mật 20 năm gây tắc mật, bị tái phát sau ca mổ hở, vừa được áp dụng phương pháp mổ nội soi. Bác sĩ đã dùng một ống nội soi nhỏ mềm, đầu có gắn camera, luồn qua miệng bệnh nhân đi xuống thực quản, dạ dày và phần đầu ruột non, nơi có lỗ của đường mật – tụy chảy xuống. Thông qua lỗ này, bác sĩ bơm thuốc cản quang, chụp hình đường mật – tụy để quan sát vị trí, số lượng, kích thước, sỏi mật rồi tiến hành tán sỏi, lấy sỏi. Theo dõi sau điều trị cho thấy sỏi trong mật bệnh nhân đã được lấy sạch hoàn toàn. Người bệnh chỉ bị đau râm ran ở vùng bụng, cảm giác này hết hẳn sau vài ngày. Hiện sức khỏe đã hồi phục và chị đi làm bình thường.
Theo bác sĩ Ánh, phương pháp ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography) được chỉ định điều trị nhiều bệnh lý khác như ung thư đường mật, ung thư tụy, tắc nghẽn đường mật chưa xác định nguyên nhân. Ngoài ra còn áp dụng cho các trường hợp giun chui ống mật, viêm tụy cấp do sỏi mật, nhiễm trùng đường mật, u bóng vater, chít hẹp cơ vòng Oddi và các biến chứng sau phẫu thuật bệnh lý đường mật…