Trong hầu hết trường hợp, alpha-synuclein không có hại. Thế nhưng, nếu tăng lên một cách đột biến do viêm dạ dày-ruột, nó sẽ trở thành “liều thuốc độc” khiến cơ thể bị quá tải không thể dọn dẹp, làm tổn thương các dây thần kinh và gây viêm nhiễm.
Các nhà khoa học Mỹ nhận định tiêu chảy kéo dài làm tăng loại protein liên quan đến Parkinson, rối loạn thoái hóa thần kinh không thể chữa khỏi.
Đối phó với bệnh tiêu chảy cấp
Tiêu chảy không chỉ gây khó chịu mà còn có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Trên tờ Journal of Innate Immunity, các nhà khoa học từ Trung tâm Y tế Đại học George Town (Mỹ) cho biết khi bị viêm dạ dày-ruột dẫn tới tiêu chảy, cơ thể sẽ sản sinh loại protein có tên alpha-synuclein để hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Tiêu chảy có thể cảnh báo bệnh Parkinson. Ảnh: bangkoktrathospital.com.
Trong hầu hết trường hợp, alpha-synuclein không có hại. Thế nhưng, nếu tăng lên một cách đột biến do viêm dạ dày-ruột, nó sẽ trở thành “liều thuốc độc” khiến cơ thể bị quá tải không thể dọn dẹp, làm tổn thương các dây thần kinh và gây viêm nhiễm. Lâu ngày, sự tích tụ alpha-synuclein dễ dẫn tới các bệnh thoái hóa thần kinh mà điển hình là Parkinson. Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị Parkinson.
Nhóm tác giả nhận định mối liên hệ giữa alpha-synuclein và Parkinson là khá rõ ràng và hợp lý. Trên thực tế, không ít bệnh nhân Parkinson bị táo bón. Hiện tượng này có thể do đường ruột bị tổn thương nhiều năm trước khi triệu chứng thoái hóa thần kinh xuất hiện.