Bệnh loãng xương và những biến chứng vô cùng nguy hiểm

Loãng xương được ví như một “kẻ cắp vặt” giấu mặt, mỗi ngày âm thầm lấy đi một chút chất khoáng quý báu của xương. Do không có triệu chứng rõ rệt, loãng xương rất khó để nhận biết.

Loãng xương làm cho xương yếu dần đi, xốp và dễ gãy dù chỉ do một tác động nhẹ.

Biến chứng của loãng xương được đánh giá nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ với khả năng gây tử vong và thương tật vĩnh viễn cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loãng xương là nguyên nhân đứng thứ hai của các triệu chứng bệnh tật chỉ sau bệnh tim mạch. Ở châu Á, có khoảng 20% phụ nữ sống chung với bệnh loãng xương và 53% có mật độ xương thấp.

Biểu hiện của loãng xương

Loãng xương được ví như một “kẻ cắp vặt” giấu mặt, mỗi ngày âm thầm lấy đi một chút chất khoáng quý báu của xương. Do không có triệu chứng rõ rệt, loãng xương rất khó để nhận biết.

YqaEBSzE Bệnh loãng xương và những biến chứng vô cùng nguy hiểm

Những dấu hiệu của bệnh thường là biểu hiện các biến chứng của loãng xương. Trong đó, thường gặp nhất là:

– Đau nhức xương: Đau tại các đầu xương hay dọc theo các xương dài, đau tăng về đêm.

– Đau cột sống lưng: Đau thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Đau cột sống, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi đổi tư thế.

– Rối loạn tư thế cột sống, chuột rút: Các đốt sống bị lún, xẹp dẫn đến gù lưng, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao. Cơ thể gặp cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút hay ra mồ hôi.

Điều cần đặc biệt chú ý là loãng xương diễn ra trong thầm lặng nên khi nhận thấy những dấu hiệu trên thì mật độ xương bị mất có thể đã lên tới 30%.

Biến chứng loãng xương nguy hiểm thế nào?

Hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương là gãy xương dù chỉ với những va chạm nhẹ, thậm chí chỉ vì một cơn hắt hơi. Gãy xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay. Do đây là các vị trí quan trọng và nguy hiểm nên khó phục hồi, khả năng tử vong và tàn tật suốt đời rất lớn.

Thống kê ở các nước phát triển, có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu. Khoảng 30% bệnh nhân là có thể hòa nhập lại với cuộc sống bình thường nhưng vẫn chỉ ở một mức độ nào đó và lúc nào cũng phải đối mặt với nguy cơ tái gãy xương.

Phòng ngừa bệnh

Điều trị loãng xương thường phức tạp, kéo dài và rất tốn kém. Ngược lại, phòng ngừa bệnh thì đơn giản hơn và ai cũng có thể thực hiện. Cung cấp đầy đủ canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể là điều tiên quyết.

Ngoài các thực phẩm giàu canxi như hải sản, rau bó xôi, mè (vừng), sữa,… bạn cũng có thể uống bổ sung canxi cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, phần lớn canxi trên làm từ đá vôi nên sử dụng lâu dài dễ gây lắng đọng canxi trên các mảng xơ vữa động mạch, làm tắc nghẽn mạch máu.

Vì vậy, hãy lựa chọn các sản phẩm canxi có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ hiệu quả và an toàn hơn. Song song đó, bạn cũng cần tránh thuốc lá, bia rượu và tăng cường thể dục thể thao để củng cố và phát triển khung xương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *